giaibngdaquocteu23 chào đọc giả. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ đưa ra đánh giá khách quan về các tips, tricks hữu ích phải biết khi chơi bóng đá qua bài chia sẽ Dự thảo Luật lực lượng dự bị động viên sửa đổi bổ sung năm 2020
Đa phần nguồn đều được cập nhật thông tin từ những nguồn website đầu ngành khác nên có thể vài phần khó hiểu.
Mong mọi cá nhân thông cảm, xin nhận góp ý and gạch đá bên dưới bình luận
Xin quý khách đọc nội dung này ở nơi riêng tư riêng tư để có hiệu quả nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc đọc bài
Bookmark lại nội dung bài viết vì mình sẽ update liên tiếp
Dự thảo Luật lực lượng dự bị động viên sửa đổi bổ sung năm 2020 sẽ áp dụng cụ thể cho các đối tượng liên quan tới lực lượng dự bị động viên trong trường hợp này là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Một số điều khoản được bổ sung cho bộ luật này cũng quy định rõ chế độ ngân sách và chính sách rõ ràng để bảo đảm cho việc huy động số lượng lực lượng dự bị động viên cần thiết khi có nhu cầu. Nếu cá nhân hoặc tập thể nào đó làm tốt, hoàn thành tốt vai trò và trách nhiệm của mình sẽ được khen thưởng theo chế độ ưu tiên của Nhà nước đề ra còn ngược lại thì sẽ bị xử lý nghiêm theo luật định trong mọi trường hợp tắc trách lơ là nhiệm vụ. Đó là những thay đổi cơ bản rõ ràng nhất về luật lực lượng dự bị động viên, bạn có thể quan tâm tìm hiểu qua bản sửa đổi hoàn thiện chính thức sau.
Nào hãy cùng phapluat360.com chúng tôi nghiên cứu tìm đọc qua bản dự thảo Luật lực lượng dự bị động viên mới nhất dưới đây nhé!
Chi tiết bản dự thảo Luật lực lượng dự bị động viên sửa đổi bổ sung mới nhất năm 2020
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: ……/201…/QH14 |
|
DỰ THẢO |
LUẬT
LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN
Căn cứ Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật lực lượng dự bị động viên.
1. Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về lực lượng dự bị động viên; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân, chế độ chính sách và ngân sách bảo đảm cho xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lực lượng dự bị động viên.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây hiểu như sau:
1. Ngạch dự bị là hình thức phục vụ quân sự ngoài biên chế lực lượng thường trực của quân đội, để phân biệt với phục vụ tại ngũ. Công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị và là nguồn để xây dựng lực lượng dự bị động viên.
2. Quân nhân dự bị là công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Lực lượng dự bị động viên là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân đã được xếp trong kế hoạch sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội.
4. Phương tiện kỹ thuật gồm phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy, đường không dân dụng, phương tiện xây dựng cầu đường, xây dựng công trình, xếp dỡ hàng hóa, thông tin liên lạc, thiết bị vật tư y tế và một số loại phương tiện khác.
5. Đơn vị dự bị động viên là tổ chức quân sự được biên chế chủ yếu hoặc hoàn toàn là quân nhân dự bị và một số phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân nằm trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội.
6. Đơn vị chuyên môn dự bị là đơn vị động viên được biên chế hoàn toàn là quân nhân dự bị có chuyên môn, nghiệp vụ và một số phương tiện, trang bị phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn.
7. Chuyên nghiệp quân sự là nghề nghiệp chuyên môn tương ứng với chức danh chuyên môn trong biên chế của Quân đội.
Điều 4. Mục đích xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên
Nhà nước xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu để bổ sung tăng cường cho lực lượng thường trực của Quân đội khi có nhu cầu chiến đấu hoặc trường hợp có thảm họa do thiên nhiên hoặc con người gây ra, dịch bệnh nguy hiểm.
Điều 5. Yêu cầu xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên
1. Lực lượng dự bị động viên được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấu cao và được quản lý chặt chẽ.
2. Xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên phải bảo đảm đủ chỉ tiêu, đúng tiêu chuẩn, đúng thời gian, bảo đảm bí mật, an toàn theo quy định của Pháp luật.
Điều 6. Nguyên tắc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên
1. Tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và sự quản lý, sự quản lý, điều hành của Chính phủ.
2. Huy động sức mạnh của toàn dân tộc.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh đồng thời phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước.
4. Việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên phải theo kế hoạch đã được xác định.
Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Thành lập hoặc sử dụng các đơn vị dự bị động viên trái với quy định của Luật này.
2. Ngăn cản việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
3. Ngăn cản quân nhân dự bị thực hiện lệnh gọi khám hoặc kiểm tra sức khỏe, lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra, lệnh huy động đi làm nhiệm vụ hoặc lệnh gọi nhập ngũ của cấp có thẩm quyền.
4. Chống đối quyết định huy động lực lượng dự bị động viên, lệnh gọi khám hoặc kiểm tra sức khỏe, lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra, lệnh huy động đi làm nhiệm vụ, lệnh gọi nhập ngũ của cấp có thẩm quyền.
2. Chương II
XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN
Điều 8. Nội dung xây dựng lực lượng dự bị động viên
1. Lập kế hoạch xây dựng, huy động và tiếp nhận lực lượng dự bị động viên.
2. Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị và đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật.
3. Tổ chức biên chế đơn vị dự bị động viên.
4. Quản lý, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên.
5. Thực hiện công tác Đảng, công tác Chính trị.
6. Bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật và tài chính.
7. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để sẵn sàng huy động lực lượng dự bị động viên.
Điều 9. Lập kế hoạch xây dựng, huy động và tiếp nhận lực lượng dự bị động viên
1. Đối tượng lập kế hoạch
a) Căn cứ nhu cầu lực lượng dự bị động viên cần huy động để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội trong chiến tranh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập kế hoạch Nhà nước về xây dựng huy động lực lượng dự bị động viên, nhiệm vụ bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật, tài chính cho việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên trong phạm vi cả nước và phân bổ chỉ tiêu cho các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Căn cứ vào chỉ tiêu, nhiệm vụ Chính phủ giao, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) lập kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp huyện) lập kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;
c) Căn cứ chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, các quân khu lập kế hoạch huy động và tiếp nhận lực lượng dự bị động viên;
d) Các đơn vị quân đội có chỉ tiêu tiếp nhận lực lượng dự bị động viên lập kế hoạch tiếp nhận lực lượng dự bị động viên.
2. Hướng dẫn lập kế hoạch
a) Thủ tướng Chính phủ quy định việc lập kế hoạch xây dựng huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp.
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc lập kế hoạch huy động và tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của các đơn vị quân đội .
3. Thẩm định và phê chuẩn kế hoạch
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kế hoạch Nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;
b) Bộ Quốc phòng thẩm định, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên của các Bộ, Ngành;
c) Bộ Quốc phòng chỉ đạo cơ quan chức năng của Bộ thẩm định, Tư lệnh quân khu phê chuẩn kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc địa bàn phụ trách;
d) Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê chuẩn kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
đ) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc thẩm định và phê chuẩn kế hoạch huy động và tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của các đơn vị trong Quân đội.
4. Điều chỉnh kế hoạch
Hằng năm từng cấp phải soát xét nội dung kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên để bổ sung hoặc điều chỉnh cho phù hợp. Trường hợp có thay đổi lớn về nhiệm vụ xây dựng, huy động thì phải lập kế hoạch mới trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này phê chuẩn.
Điều 10. Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị
Việc đăng ký, quản lý quân nhân dự bị thực hiện theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự và Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều 11. Đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật
Chế độ, thủ tục đăng ký và quản lý phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân thuộc diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội cho Chính phủ quy định.
Điều 12. Giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên
1. Chính phủ giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên và nhiệm vụ bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật, tài chính trong việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên cho các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quy mô, loại hình tổ chức và số lượng đơn vị dự bị động viên do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, đồng thời phân bổ đơn vị dự bị động viên cho các đơn vị thường trực của Quân đội.
3. Căn cứ vào chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên được giao các Bộ, ngành giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc quyền, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và các sở, ban ngành của tỉnh.
Điều 13. Tổ chức các đơn vị dự bị động viên
Quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội được tổ chức thành các đơn vị dự bị động viên. Đơn vị dự bị động viên phải được duy trì đủ quân số, trang bị, phương tiện kỹ thuật và phải có số lượng dự phòng thích hợp.
Điều 14. Sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động viên
1. Nguyên tắc
a) Sắp xếp những quân nhân dự bị có trình độ chuyên nghiệp quân sự, chuyên môn kỹ thuật đúng với chức danh biên chế, trường hợp thiếu thì sắp xếp quân nhân dự bị có trình độ chuyên nghiệp quân sự, chuyên môn kỹ thuật gần đúng với chức danh biên chế;
b) Sắp xếp những quân nhân dự bị có nơi cư trú gần nhau vào từng đơn vị;
c) Sắp xếp quân nhân dự bị hạng 1 trước, trường hợp thiếu thì mới sắp xếp quân nhân dự bị hạng 2.
2. Việc sắp xếp sĩ quan dự bị vào đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
3. Sắp xếp quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị vào các đơn vị dự bị động viên:
a) Sắp xếp vào các đơn vị chiến đấu những nam quân nhân dự bị nhóm A, trường hợp thiếu thì sắp xếp một số quân nhân dự bị nhóm B;
b) Sắp xếp vào các đơn vị bảo đảm chiến đấu trực thuộc các quân chủng, binh chủng, các đơn vị bộ đội địa phương những nam quân nhân dự bị nhóm A, nhóm B và một số nữ quân nhân dự bị nhóm A ở các vị trí thích hợp;
c) Sắp xếp vào các đơn vị hậu cần, kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng, các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh) những nam quân nhân dự bị nhóm A, nhóm B và một số nữ quân nhân dự bị nhóm A ở các vị trí thích hợp;
d) Sắp xếp vào các cơ quan quân sự địa phương, các cơ quan quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, cơ quan Bộ Quốc phòng và các nhà trường những nam quân nhân dự bị nhóm B và một số nữ quân nhân dự bị ở các vị trí thích hợp;
đ) Sắp xếp vào các đơn vị chuyên môn dự bị do các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương những nam quân nhân dự bị nhóm A nhóm B và một số nữ quân nhân dự bị ở các vị trí thích hợp.
Điều 15. Sắp xếp phương tiện kỹ thuật vào các đơn vị dự bị động viên
Phương tiện kỹ thuật được sắp xếp vào các đơn vị dự bị động viên phải có tính năng tác dụng và tiêu chuẩn kỹ thuật đúng với yêu cầu sử dụng trong biên chế của từng đơn vị quân đội. Trường hợp không có phương tiện kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sử dụng thì được sắp xếp phương tiện kỹ thuật tương ứng.
Điều 16. Trách nhiệm sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật vào các đơn vị dự bị động viên
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp các đơn vị thường trực của Quân đội có chỉ tiêu tiếp nhận lực lượng dự bị động viên, sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật đã đăng ký, quản lý trên địa bàn vào các đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, đơn vị chuyên môn dự bị được giao tổ chức xây dựng, trừ số quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật đã xếp trong các đơn vị dự bị động viên do các Bộ, ngành xây dựng và số phương tiện kỹ thuật của ngành, địa phương, và các tổ chức được giữ lại để duy trì hoạt động trong chiến tranh.
2. Các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ xây dựng đơn vị chuyên môn dự bị chỉ đạo đơn vị thuộc quyền sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật vào đơn vị dự bị động viên và thông báo bằng văn bản đến cơ quan quân sự huyện nơi quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật đã đăng ký biết.
Điều 17. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, phong quân hàm, thăng quân hàm cho quân nhân dự bị
1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm sĩ quan dự bị giữ các chức vụ và việc thăng quân hàm cho sĩ quan dự bị trong các đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và hướng dẫn quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị giữ các chức vụ và phong quân hàm, thăng quân hàm cho hạ sĩ quan, binh sĩ trong các đơn vị dự bị động viên.
Điều 18. Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên
1. Chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên hàng năm của các Bộ, ngành, các tỉnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ giao chỉ tiêu huấn luyện diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên cho các đơn vị thuộc quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chỉ tiêu huấn luyện diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên cho các Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Việc gọi quân nhân dự bị tập trung huấn luyện diễn tập, kiểm tra:
a) Việc gọi sĩ quan dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra thực hiện theo quy định của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
b) Việc gọi quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra thực hiện theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự.
3. Việc điều động có thời hạn phương tiện kỹ thuật đã xếp trong đơn vị dự bị động viên thuộc Bộ, ngành xây dựng để tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan đó quyết định.
Việc điều động có thời hạn, trưng dụng số lượng phương tiện kỹ thuật đã xếp trong đơn vị dự bị động viên thuộc địa phương xây dựng để tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; việc điều động có thời hạn, trưng dụng từng phương tiện kỹ thuật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo kế hoạch đã được phê chuẩn.
4. Để bảo đảm cho việc huấn luyện diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên trong kế hoạch đã được phê chuẩn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyền huy động nhân lực và phương tiện không xếp trong các đơn vị dự bị động viên có trên địa phương mình.
Điều 19. Quản lý các đơn vị dự bị động viên
1. Các đơn vị dự bị động viên phải được quản lý chặt chẽ và sinh hoạt theo chế độ quy định.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chế độ báo cáo, chế độ kiểm tra công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên và chế độ sinh hoạt của các đơn vị dự bị động viên.
Điều 20. Trách nhiệm của quân nhân dự bị đã xếp trong các đơn vị dự bị động viên
1. Quân nhân dự bị đã xếp trong đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm chấp hành:
a) Quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, kiểm tra sức khỏe;
b) Lệnh tập trung huấn luyện, diễn tập, lệnh kiểm tra;
c) Chế độ sinh hoạt đơn vị dự bị động viên;
d) Lệnh gọi nhập ngũ, lệnh huy động làm nhiệm vụ chiến đấu;
đ) Những quy định khác của Pháp luật về trách nhiệm của quân nhân dự bị.
2. Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy trong đơn vị dự bị động viên phải thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung sau:
a) Nắm tình hình số lượng, chất lượng đơn vị; duy trì đơn vị sinh hoạt theo chế độ và thực hiện chế độ báo cáo;
b) Quản lý, chỉ huy đơn vị khi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra và trong chiến đấu.
Điều 21. Thực hiện công tác Đảng, công tác Chính trị, công tác bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật, tài chính trong xây dựng lực lượng dự bị động viên
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc thực hiện công tác Đảng, công tác Chính trị và công tác bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật, tài chính trong xây dựng lực lượng dự bị động viên.
3. Chương III
HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN
Điều 22. Các trường hợp được huy động lực lượng dự bị động viên
1. Huy động để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ và trong chiến tranh.
2. Huy động để tăng cường cho lực lượng thường trực của Quân đội khi có nhu cầu chiến đấu để bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà chưa đến mức phải động viên cục bộ.
3. Huy động để làm nhiệm vụ khi có thảm họa do thiên nhiên hoặc con người gây ra, dịch bệnh nguy hiểm.
Điều 23. Thẩm quyền huy động lực lượng dự bị động viên khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ và trong chiến tranh
1. Chính phủ quyết định huy động số lượng quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật và quyết định chuyển giao số lượng phương tiện kỹ thuật thuộc dự trữ quốc gia cho Bộ Quốc phòng.
2. Căn cứ quyết định của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh huy động các đơn vị dự bị động viên ở từng tỉnh, từng Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Quyền gọi quân nhân dự bị nhập ngũ thực hiện theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự và Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Căn cứ quyết định của Chính phủ, lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng ngành quyết định điều động phương tiện kỹ thuật trong đơn vị dự bị động do cơ quan mình xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh huy động số lượng phương tiện kỹ thuật trong đơn vị dự bị động viên do địa phương mình xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định huy động từng phương tiện kỹ thuật.
4. Thẩm quyền trưng mua, trưng dụng phương tiện kỹ thuật thực hiện theo quy định của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyền huy động nhân lực và phương tiện không xếp trong các đơn vị dự bị động viên có trên địa phương mình để triển khai kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên.
Điều 24. Thẩm quyền huy động lực lượng dự bị động viên khi chưa đến mức phải động viên cục bộ
Thẩm quyền, thời hạn, quy mô, số lượng quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật được huy động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 22 của Luật này do Chính phủ quy định.
Điều 25. Nội dung huy động lực lượng dự bị động viên
1. Thông báo lệnh huy động lực lượng dự bị động viên.
2. Tập trung quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật.
3. Vận chuyển và giao nhận lực lượng dự bị động viên.
4. Thực hiện công tác Đảng, công tác Chính trị.
5. Thực hiện công tác bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật và tài chính.
Điều 26. Thông báo lệnh huy động lực lượng dự bị động viên
1. Quyết định huy động, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên phải được thông báo đúng thời hạn, chính xác và bí mật. Việc thông báo được tiến hành đồng thời theo hệ thống hành chính từ Trung ương tới cơ sở và từ Bộ Quốc phòng tới cơ quan quân sự các cấp, các đơn vị thường trực của Quân đội.
2. Trách nhiệm thông báo quyết định huy động lực lượng dự bị động viên được quy định như sau:
a) Văn phòng Chính phủ thông báo quyết định huy động của Thủ tướng Chính phủ tới các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Bộ Quốc phòng thông báo lệnh huy động các đơn vị dự bị động viên của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tới các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị cấp dưới trực tiếp và chỉ đạo việc thông báo lệnh huy động tới các cơ quan quân sự địa phương, các đơn vị cơ sở của Quân đội;
c) Các Bộ, ngành thông báo quyết định huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành tới các đơn vị cấp dưới trực tiếp và chỉ đạo việc thông báo quyết định huy động tới các đơn vị cơ sở;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo quyết định huy động lực lượng dự bị động viên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và các sở, ngành, đoàn thể có liên quan của tỉnh.
Cơ quan quân sự cấp tỉnh thông báo lệnh huy động đơn vị dự bị động viên của Chỉ huy trưởng quân sự cấp tỉnh và lệnh gọi sĩ quan dự bị nhập ngũ của cấp trên tới các cơ quan quân sự cấp huyện;
đ) Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo quyết định huy động lực lượng dự bị động viên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tới các Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã), các phòng, ban, ngành, đoàn thể có liên quan của huyện và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội nghề nghiệp (sau đây viết gọn là các tổ chức) có nhiệm vụ huy động lực lượng dự bị động viên.
Cơ quan quân sự huyện thông báo quyết định huy động phương tiện kỹ thuật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thông báo lệnh gọi sĩ quan dự bị nhập ngũ của cấp trên và thông báo lệnh gọi hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị nhập ngũ của Chỉ huy trưởng quân sự cấp huyện tới các Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan của huyện;
e) Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức có trách nhiệm chuyển quyết định huy động phương tiện kỹ thuật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tới từng chủ phương tiện kỹ thuật và chuyển lệnh gọi nhập ngũ của cấp trên tới từng quân nhân dự bị;
g) Cơ quan quân sự địa phương và đơn vị thường trực của Quân đội có nhiệm vụ giao nhận lực lượng dự bị động viên phải thông báo cho nhau.
Điều 27. Tập trung, vận chuyển, giao nhận lực lượng dự bị động viên
1. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc tập trung quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật, vận chuyển và bàn giao cho các đơn vị thường trực của Quân đội.
2. Các Bộ, ngành chỉ đạo cấp dưới các đơn vị thuộc quyền thực hiện việc tập trung quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật, vận chuyển và bàn giao cho các đơn vị thường trực của Quân đội.
3. Các đơn vị thường trực của Quân đội triển khai tiếp nhận lực lượng dự bị động viên và ổn định tổ chức biên chế, trang bị của đơn vị mình.
4. Quân nhân dự bị có trách nhiệm chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; cá nhân, tổ chức là chủ phương tiện kỹ thuật phải chấp hành lệnh điều động, trưng mua, trưng dụng.
5. Địa điểm giao nhận lực lượng dự bị động viên thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bên giao có trách nhiệm bảo đảm ăn, ở cho quân nhân dự bị đến khi bàn giao xong. Quá trình tập trung, vận chuyển và giao nhận lực lượng dự bị động viên phải bảo đảm an toàn.
Điều 28. Thời hạn huy động lực lượng dự bị động viên
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thời hạn hoàn thành việc huy động và tổ chức chỉ đạo quá trình huy động lực lượng dự bị động viên.
Điều 29. Thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị và công tác bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật, tài chính trong huy động lực lượng dự bị động viên
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc thực hiện công tác Đảng, công tác Chính trị và công tác đảm bảo hậu cần, trang bị kỹ thuật, tài chính trong huy động lực lượng dự bị động viên.
4. Chương IV
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VÀ NGÂN SÁCH BẢO ĐẢM CHO XÂY DỰNG VÀ HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN
Mục 1. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN
Điều 30. Chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên
1. Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên có quy mô tổ chức từ tiểu đội trưởng hoặc tương đương trở lên, hàng quý được hưởng khoản phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị bằng hệ số so với lương tối thiểu như sau:
Tiểu đội trưởng: 0,25
Phó trung đội trưởng: 0,28
Trung đội trưởng: 0,30
Phó đại đội trưởng, chính trị phó đại đội: 0,35
Đại đội trưởng, chính trị viên đại đội: 0,40
Phó tiểu đoàn trưởng, chính trị phó tiểu đoàn: 0,45
Tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn: 0,50
Phó trung đoàn trưởng, phó Chính Ủy Trung đoàn: 0,55
Trung đoàn trưởng, chính Ủy Trung đoàn: 0,60.
2. Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định những chức vụ tương đương các chức vụ trên.
Điều 31. Chế độ phụ cấp của quân nhân dự bị khi được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên
1. Quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên được hưởng chế độ phụ cấp như sau:
a) Sỹ quan dự bị mỗi quý được hưởng hệ số bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu,
b) Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan binh sĩ dự bị mỗi năm được hưởng hệ số bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu.
2. Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên đã được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị theo quy định tại Điều 30 của Luật này thì thôi hưởng phụ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 32. Chế độ chính sách của quân nhân dự bị khi tham gia huấn luyện diễn tập, kiểm tra
1. Về chế độ tiền lương và phụ cấp:
a) Quân nhân dự bị đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được cơ quan, đơn vị nơi làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe theo chế độ hiện hành đối với công nhân viên chức đi công tác. Cơ quan, đơn vị đang hưởng lương từ nguồn ngân sách nào thì do nguồn ngân sách đó đảm bảo;
b) Quân nhân dự bị thuộc các đối tượng khác được đơn vị Quân đội cấp một khoản phụ cấp bằng mức lương theo cấp bậc quân hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hoặc bằng mức phụ cấp theo cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ, được cấp tiền tàu xe và phụ cấp đi đường như đối với quân nhân tại ngũ.
2. Được cấp hoặc mượn quân trang, một số đồ dùng sinh hoạt và đài thọ tiền ăn theo chế độ hiện hành đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
3. Quân nhân dự bị đang công tác ở các cơ quan, đơn vị trong trường hợp đang nghỉ phép năm mà được gọi tập trung thì những ngày phép còn lại được nghỉ tiếp sau đó hoặc được nghỉ tiếp vào thời gian thích hợp.
Trường hợp thời gian tập trung huấn luyện của quân nhân dự bị trùng với thời gian thi nâng bậc thợ, nâng ngạch công chức, thi kết thúc học kỳ, thi kết thúc khóa học tại chức có chứng nhận của cơ quan nơi quân nhân dự bị làm việc, học tập hoặc khó khăn đặc biệt có giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quân nhân dự bị cư trú thì được hoãn tập trung huấn luyện đợt đó.
4. Trường hợp quân nhân dự bị bị thương, ốm đau hoặc chết mà đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành. Quân nhân dự bị chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được Nhà nước trợ cấp.
Trường hợp quân nhân dự bị bị thương hoặc chết và được xác nhận là thương binh, liệt sĩ thì bản thân và gia đình được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công theo quy định hiện hành.
5. Được tính thời gian tập trung huấn luyện vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
6. Quân nhân dự bị có thành tích thì được xét khen thưởng theo quy định hiện hành và được tính thành tích đó vào thành tích thi đua ở đơn vị cơ sở.
Điều 33. Chế độ chính sách đối với gia đình quân nhân nhân dự bị trong thời gian quân nhân dự bị tập trung huấn luyện
1. Gia đình của sĩ quan dự bị qua phục vụ tại ngũ, gia đình của quân nhân chuyên nghiệp dự bị và gia đình của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một được hưởng một khoản trợ cấp như sau:
a) Đối với quân nhân dự bị đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thì gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,05 so với mức lương tối thiểu;
b) Đối với quân nhân dự bị thuộc các đối tượng khác thì gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,1 so với mức lương tối thiểu.
2. Gia đình của sĩ quan dự bị chưa qua phục vụ tại ngũ, gia đình của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng hai được hưởng một khoản trợ cấp như sau:
a) Đối với quân nhân dự bị đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thì gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,025 so với mức lương tối thiểu;
b) Đối với quân nhân dự bị các đối tượng khác thì gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,05 so với mức lương tối thiểu.
Điều 34. Chế độ chính sách đối với quân nhân dự bị được huy động đi làm nhiệm vụ
Quân nhân dự bị được huy động đi làm nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 22 của Luật này thì trong thời gian làm nhiệm vụ được hưởng các chế độ chính sách như quân nhân tại ngũ làm nhiệm vụ, đồng thời gia đình được hưởng thêm một khoản trợ cấp như quân nhân dự bị tập trung huấn luyện quy định tại Điều 38 của Luật này.
Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện.
Điều 35. Chế độ chính sách đối với chủ phương tiện khi có phương tiện được huy động đi làm nhiệm vụ
Phương tiện được huy động trực tiếp tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên; phương tiện được huy động trong trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 22 của Luật này; phương tiện được huy động phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên thì chủ phương tiện được Nhà nước thanh toán chi phí:
1. Sửa chữa trong trường hợp phương tiện bị hư hỏng;
2. Được đền bù thiệt hại trong trường hợp phương tiện bị mất;
3. Được bù đắp một phần giá trị sinh lợi do bản thân phương tiện làm ra trong thời gian huy động.
4. Việc thanh toán các khoản chi phí trên do Bộ Tài chính quy định.
Điều 36. Chế độ chính sách đối với người được huy động đi phục vụ nhiệm vụ và xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên
Người được huy động đi phục vụ huấn luyện, diễn tập, kiểm tra các đơn vị dự bị động viên, người được huy động đi phục vụ nhiệm vụ huy động lực lượng dự bị động viên, người điều khiển phương tiện được huy động đi làm nhiệm vụ được cơ quan, đơn vị sử dụng đài thọ chế độ chính sách như sau:
1. Bảo đảm ăn bằng mức ăn của chiến sĩ bộ binh.
2. Được bồi dưỡng mỗi ngày làm việc (8giờ) bằng tiền hai ngày của mức lương tối thiểu. Trường hợp làm việc ban đêm (từ 22 giờ đến 6 giờ sáng) được bồi dưỡng 1,5 lần.
3. Trường hợp làm việc ở nơi có yếu tố độc hại, nguy hiểm thì được trang bị các phương tiện bảo hộ và được bồi dưỡng như đối với người hoạt động cùng môi trường.
Mục 2. NGÂN SÁCH BẢO ĐẢM CHO XÂY DỰNG VÀ HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN
Điều 37. Nguồn ngân sách bảo đảm
1. Ngân sách Nhà nước cấp cho Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành chi cho nhiệm vụ quốc phòng.
2. Ngân sách Nhà nước cấp cho địa phương chi cho nhiệm vụ quốc phòng.
3. Ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện chi cho nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Pháp luật.
4. Nguồn ngân sách khác theo quy định của Pháp luật.
Điều 38. Phân cấp bảo đảm ngân sách và nội dung chi của ngân sách bảo đảm cho xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên
1. Ngân sách Nhà nước cấp cho Bộ Quốc phòng chi cho các công việc sau:
a) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực; huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai để chuyển thành quân nhân dự bị hạng một và huấn luyện tạo nguồn sĩ quan dự bị;
b) Bảo đảm trang bị phương tiện cho chỉ huy động viên; xây dựng trạm tiếp nhận quân nhân dự bị, trạm tiếp nhận phương tiện kỹ thuật và doanh trại bảo vệ bảo đảm cho tập trung huấn luyện đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực;
c) Dự trữ phương tiện kỹ thuật, vật chất hậu cần cho lực lượng dự bị động viên;
d) Đền bù thiệt hại phương tiện và các chi phí khác do các đơn vị quân đội sử dụng để trực tiếp huấn luyện, kiểm tra trong thời bình;
đ) Điều động, trưng mua và trưng dụng phương tiện kỹ thuật bổ sung cho Quân đội;
e) Dự trữ trang bị quân sự cho toàn bộ lực lượng dự bị động viên trong phạm vi cả nước;
g) Chi trả phụ cấp cho quân nhân dự bị thực hiện theo Điều 35 và Điều 36 của Luật này;
h) Tập huấn động viên, in ấn sổ sách, mẫu biểu, bảo đảm trang bị vật chất phục vụ cho công tác xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;
i) Chi cho huy động và tiếp nhận lực lượng dự bị động viên;
k) Chi cho các công việc khác có liên quan.
2. Ngân sách Nhà nước cấp cho các Bộ, ngành chi cho các công việc sau:
a) Tổ chức, quản lý đơn vị dự bị động viên theo chỉ tiêu được giao;
b) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị chuyên môn dự bị khi được Chính phủ giao; tuyển chọn quân nhân dự bị hạng hai để giao cho các đơn vị quân đội huấn luyện để chuyển thành quân nhân dự bị hạng 1;
c) Huy động, bàn giao các đơn vị dự bị động viên cho lực lượng thường trực của Quân đội;
d) Dự trữ phương tiện kỹ thuật, trang bị chuyên dùng theo chỉ tiêu Chính phủ giao;
đ) Tập huấn động viên, in ấn sổ sách, mẫu biểu bảo đảm trang bị vật chất phục vụ cho công tác xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;
e) Chi cho các công việc khác có liên quan.
3. Ngân sách Nhà nước cấp cho tỉnh và ngân sách tỉnh chi cho các công việc sau
a) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương; huấn luyện quân nhân dự bị hạng 2 để chuyển thành quân nhân dự bị hạng 1 và huấn luyện tạo nguồn sĩ quan dự bị thuộc chỉ tiêu Chính phủ giao cho địa phương;
b) Bảo đảm trang bị phương tiện cho chỉ huy động viên và doanh trại bảo đảm huấn luyện đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương tỉnh;
c) Dự trữ vật chất đảm bảo hậu cần, kỹ thuật (trừ quân trang và vũ khí quân dụng) cho lực lượng dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương tỉnh;
d) Đền bù thiệt hại phương tiện và các khoản chi phí khác do Ủy ban nhân dân các cấp huy động để phục vụ cho huấn luyện, diễn tập, kiểm tra trong thời bình;
đ) Huy động, bàn giao các đơn vị dự bị động viên cho lực lượng thường trực của Quân đội;
e) Huy động lực lượng dự bị động viên theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 22 của Luật này;
g) Trợ cấp cho gia đình quân nhân dự bị khi tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra;
h) Thực hiện chế độ chính sách đối với người được tỉnh huy động theo quy định tại khoản 4 Điều 18, khoản 5 Điều 23 của Luật này;
i) Tập huấn động viên, in ấn sổ sách, mẫu biểu, bảo đảm trang bị vật chất cho công tác xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;
k) Chi các công việc khác có liên quan.
4. Ngân sách huyện chi cho các công việc sau:
a) Đăng ký, quản lý và kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị; đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật, quản lý và sinh hoạt các đơn vị dự bị động viên ở địa phương;
b) Bảo đảm trang bị phương tiện cho chỉ huy động viên, xây dựng trạm tập trung quân nhân dự bị, trạm tập phương tiện kỹ thuật;
c) Dữ trữ vật chất bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương huyện;
d) Thực hiện các chế độ chính sách đối với nhân lực và chủ phương tiện được huyện và xã huy động theo quy định tại khoản 4 Điều 18, khoản 5 Điều 23 của Luật này;
đ) Chi cho các công việc khác có liên quan.
5. Chương V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 39. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên được khen thưởng theo chế độ của Nhà nước.
Điều 40. Xử lý vi phạm
1. Người có hành vi trốn tránh, cản trở, chống đối việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.
2. Người thiếu trách nhiệm, gây thiệt hại trong xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên, lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái quy định hoặc bao che cho người vi phạm Luật này hoặc vi phạm những quy định khác của Pháp luật về xây dựng và huy động lực lượng sự bị động viên thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của Pháp luật.
6. Chương IV
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG VÀ HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN
Điều 41. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
2. Tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
3. Quy định chương trình, nội dung; biên soạn, xuất bản, in, phát hành giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu huấn luyện về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
4. Tổ chức, chỉ đạo kiểm tra việc huấn luyện, diễn tập đối với đơn vị dự bị động viên.
5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm việc chấp hành pháp luật về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
Điều 42. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
3. Các Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên trong phạm vi địa phương.
Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Bộ Quốc phòng hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, trong việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; trực tiếp chỉ đạo các đơn vị quân đội trong việc xây dựng và tiếp nhận lực lượng dự bị động viên.
2. Tư lệnh quân khu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên của các tỉnh trên địa bàn quân khu.
Điều 44. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang bộ
1. Các Bộ, ngành có chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với đơn vị thường trực của Quân đội, các địa phương nơi quân nhân dự bị đăng ký nghĩa vụ quân sự trong việc tổ chức, biên chế, quản lý, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên; huy động các đơn vị chuyên môn dự bị khi có lệnh.
2. Các Bộ, ngành liên quan đến việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên có trách nhiệm chấp hành các quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan đến Luật này.
Điều 45. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong xây dựng các đơn vị dự bị động viên và nhiệm vụ bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật, tài chính theo chỉ tiêu được giao, đồng thời giao chỉ tiêu và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, các ban ngành của tỉnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan quân sự cùng cấp đăng ký tổ chức, biên chế, quản lý, huấn luyện đơn vị dự bị động viên của địa phương; chủ trì, phối hợp với các đơn vị chủ lực của Quân đội trong việc tổ chức, biên chế, quản lý đơn vị dự bị động viên của bộ đội chủ lực; phối hợp với các đơn vị chủ lực của Quân đội trong việc huấn luyện các đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực. Chế độ phối hợp trong việc tổ chức, biên chế, quản lý, huấn luyện đơn vị dự bị động viên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp huy động lực lượng dự bị động viên, vận chuyển và bàn giao cho các đơn vị thường trực của Quân đội.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đăng ký, quản lý, kiểm tra sức khỏe cho quân nhân dự bị; quản lý và tổ chức sinh hoạt các đơn vị dự bị động viên thuộc địa bàn, đôn đốc quân nhân dự bị tập trung khi có lệnh gọi tập trung huấn luyện, lệnh gọi đi làm nhiệm vụ hoặc lệnh gọi nhập ngũ của cấp có thẩm quyền.
Điều 46. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức, đoàn thể và cá nhân
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục, động viên hội viên, đoàn viên trong tổ chức của mình và vận động nhân dân thực hiện những quy định về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
2. Các tổ chức kinh tế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình trong xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên theo quy định của Pháp luật; trực tiếp giáo dục, động viên, tạo điều kiện của quân nhân dự bị trong tổ chức của mình thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Luật này và các văn bản Pháp luật khác có liên quan.
7. Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 47. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực từ ngày…tháng…năm 20…
2. Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Điều 48. Quy định chi tiết
Chính phủ, các bộ quy định chi tiết thi hành các điều, khoản được giao trong trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ…thông qua ngày…tháng…năm 2020.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân
Trên đây là toàn bộ nội dung sửa đổi chi tiết nhất về Luật lực lượng dự bị động viên mà những ai đang quan tâm và muốn tìm hiểu kĩ hơn về một số điều khoản mới bổ sung của luật này thì đừng nên bỏ qua nhé. Bên cạnh lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam thì lực lượng dự bị động viên cũng đóng một vai trò khá quan trọng, sẽ được bổ sung vào hàng ngũ quân đội chính thức khi có nhu cầu nên việc nắm rõ luật theo đúng quy định của Quốc hội đề ra là cực kỳ cần thiết đó. Phapluat360.com chúc các bạn xem tin vui!
Thư viện Luật – Tags: luật, luật lực lượng dự bị động viên
Nguồn tổng hợp