NEW Tổng hợp 20 dấu hiệu mang thai đôi sớm sau quan hệ chuẩn nhất chị em cần chú ý

Hello quý khách. Bữa nay, chúng tôi xin chia sẽ về các chủ đề ít người biết xung quanh bóng đá qua bài viết Tổng hợp 20 dấu hiệu mang thai đôi sớm sau quan hệ chuẩn nhất chị em cần chú ý

Đa số nguồn đều đc cập nhật ý tưởng từ các nguồn trang web đầu ngành khác nên chắc chắn có vài phần khó hiểu.

Mong mọi người thông cảm, xin nhận góp ý và gạch đá bên dưới bình luận

Khuyến nghị:

Mong bạn đọc đọc nội dung này ở nơi riêng tư riêng tư để đạt hiệu quả nhất
Tránh xa tất cả những dòng thiết bị gây xao nhoãng trong các công việc đọc bài
Bookmark lại nội dung bài viết vì mình sẽ update liên tiếp

Tổng hợp 20 dấu hiệu mang thai đôi sớm sau quan hệ chính xác nhất mà các chị em phụ nữ không nên bỏ qua, những biểu hiện trong tuần đầu tiên sau quan hệ là rất rõ ràng, chỉ cần nhạy bén, có chút linh cảm và bản năng thực sự của một bà mẹ thì nhất định bạn sẽ phát hiện là mình có đang mang một cặp song sinh đáng yêu hay không. Nói chung, dấu hiệu có thai đôi cũng tương tự như dấu hiệu mang thai thông thường, chỉ khác ở một vài triệu chứng điển hình nhưng sẽ không quá khó để giúp bạn nhận biết đâu. Một vài điều cần chú ý đó là vì mang thai đôi nên đa phần mọi tình trạng khó chịu đều tăng lên gấp hai lần, vì thế mà mẹ bầu nhất thiết phải có sự chuẩn bị tâm lý, sức khỏe vững vàng hơn, có như vậy thì mới đảm bảo chăm sóc tốt nhất cho cái thai trong bụng được. Tăng cân nhanh, ốm nghén vào buổi sáng, que thử thai hiện rõ đường vạch đậm hơn bình thường, có hiện tượng thai máy sớm hơn dự kiến, cảm nhận sự chuyển động sớm rõ ràng của thai nhi, khó thở, mệt mỏi, đau lưng, tiêu hóa kém,…chính là các dấu hiệu mật báo trước cho mẹ niềm vui có thể sẽ nhân lên gấp bội đấy. Để tìm hiểu kĩ hơn về từng triệu chứng, mời tham khảo và tìm đọc tất tần tật mọi kinh nghiệm chia sẻ sau.

Nào hãy cùng gonhub.com liệt kê ra 20 dấu hiệu mang thai đôi sớm cực chuẩn và những điều cần lưu ý khi mang thai đôi là gì ngay sau đây nhé!

Hầu hết khi mang thai, người mẹ chỉ có một em bé trong bụng mà thôi. Nhưng với trường hợp mang thai đôi (song thai) thì lại khác, có hai em bé trong bụng.

Mang thai đôi tương đối hiếm, đó là lý do những cặp sinh đôi thường có sự hấp dẫn, thu hút đối với mọi người. Những cặp sinh đôi thường rất giống nhau, có thể cùng trứng hoặc khác trứng; cùng giới tính hoặc khác giới tính. Việc mang thai đôi là tự nhiên, cho đến nay người ta vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, những người phụ nữ sau đây có tỉ lệ mang thai đôi cao hơn nếu:

  • Phụ nữ trên 30 tuổi.
  • Phụ nữ đang giai đoạn mãn kinh.
  • Phụ nữ có chiều cao lớn.
  • Có tiền sử gia đình có các cặp song sinh.
  • Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART) để có thai.
  • Thuộc một số dân tộc thiểu số đặc biệt.

Tổng hợp 20 dấu hiệu mang thai đôi sớm sau quan hệ chuẩn nhất chị em cần chú ý

  • 2. Liệt kê 20 dấu hiệu mang thai đôi sớm chính xác 100% mà các mẹ dễ dàng bỏ qua

Hầu hết mọi người biết mình mang thai đôi chỉ sau khi siêu âm hoặc là sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu bạn tinh ý một chút, bạn có thể biết được mình có mang thai đôi hay không thông qua 20 dấu hiệu mang thai đôi sau đây:

2.1 Kết quả que thử thai rất rõ

Khi bạn thử thai bằng que thử thai, kết quả sẽ rất rõ ràng, ví dụ như đường vạch kẻ rất đậm. Đó là do hormone hCG được sản sinh ra nhiều hơn khi mang thai đôi.

2.2 Mức độ hCG khá cao

Nếu như bạn thử thai tại nhà với que thử thai mà không có kết quả gì thì một xét nghiệm máu sẽ mang lại kết quả chính xác hơn. Xét nghiệm máu thường “nhạy” hơn so với xét nghiệm nước tiểu. Thông thường, lượng hCG của bà mẹ mang song thai sẽ cao hơn 30-50% so với bà mẹ bình thường.

2.3 Hay ốm nghén vào buổi sáng

Mức hCG cao là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ốm nghén khi mang bầu. Phụ nữ mang thai đôi thường ốm nghén nặng hơn so với bình thường, đặc biệt là vào buổi sáng.

2.4 Tăng cân nhanh

Hai em bé có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với một em bé, vì thế bắt buộc người mẹ phải ăn nhiều hơn, tăng cân nhanh hơn. Song sinh nên chắc chắn rằng trọng lượng cơ thể của bạn sẽ lớn hơn so với mức bình thường; dấu hiệu mang thai đôi này là điều không thể bàn cãi.

2.5 Chiều dài bụng lớn hơn

Vì là em bé nên chắc chắn rằng kích thước bụng của bạn phải lớn hơn để chứa các bé.

2.6 Thai máy sớm

Một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất đó là khi bạn cảm nhận được các cú đạp, đá của em bé. Không rõ lý do vì sao nhưng theo khảo sát, những bà mẹ mang thai đôi thường cảm nhận được thai máy sớm hơn.

2.7 Thai nhi chuyển động nhiều

Tương tự như trên, các bé sinh đôi cũng sẽ chuyển động sớm hơn và nhiều hơn so với các bé bình thường.

Tổng hợp 20 dấu hiệu mang thai đôi sớm sau quan hệ chuẩn nhất chị em cần chú ý

2.8 Mất ngủ

Mất ngủ là triệu chứng thường gặp khi mang bầu, đặc biệt là các bà mẹ mang thai lần đầu hoặc đa thai. Tất cả là vì những vấn đề như khó tiêu, đau lưng, mệt mỏi,…kết hợp lại và khiến bạn rất khó khăn để ngủ.

2.9 Trầm cảm

Mang thai là một sự kiện làm thay đổi cuộc sống, việc phát hiện ra bản thân mang song thai sẽ khiến bạn áp lực nhiều hơn. Phụ nữ mang thai đôi dễ bị trầm cảm hơn, do sự thay đổi hormone, do ốm nghén nặng, căng thẳng,…

2.10 Tức ngực

Tức ngực là biểu hiện thường thấy khi mang bầu, điều này cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang chuẩn sẵn sàng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Hormone mang thai cao hơn ở bà bầu mang song thai do đó mức độ đau tức ngực cũng sẽ cao hơn.

2.11 Đi tiểu nhiều

Do sự thay đổi hormone và áp lực của các em bé lên bàng quang nên bạn sẽ cần phải đi tiểu nhiều hơn.

2.12 Chuột rút

Chuột rút là hiện tượng khá phổ biến khi mang bầu, nó có thể khiến bạn sợ hãi, hoảng loạn; chỉ cần không chảy máu thì bạn không cần phải lo lắng. Hai em bé có kích thước lớn, phát triển nhanh nên chắc chắn rằng sẽ gây áp lực lên dây chằng xung quanh bụng, gây ra chuột rút nhiều hơn.

2.13 Sưng phù

Đây cũng là một dấu hiệu mang thai đôi khá rõ ràng. Khi bạn mang thai đôi, cơ thể giữ nước nhiều hơn, kết quả là sưng phù ở một số bộ phận.

2.14 Mức AFP cao

AFP là một kiểm tra đo lượng protein tiết ra bởi gan. Nếu kết quả AFP cao thì một là bạn mang đa thai, hai là bào thai có sự bất thường.

2.15 Nhịp tim nhanh

Nhịp tim nhanh là bình thường khi mang thai, bởi cơ thể bạn cần phải tăng lưu lượng máu, giúp nuôi dưỡng thai nhi. Do không phải một, mà là hai em bé nên nhịp tim của bạn cũng sẽ nhanh hơn một chút.

2.16 Linh cảm

Điều cuối cùng, bản năng của một người mẹ nhiều khi chính xác. Nếu bạn có cảm giác mình đang mang song thai thì rất có thể sự thật đúng là như thế.

2.17 Mệt mỏi

Mệt mỏi là triệu chứng chung của bất kỳ bà bầu nào, tuy nhiên với các bà bầu mang thai đôi thì sự mệt mỏi diễn ra nhiều hơn. Nguyên nhân là do có 2 em bé trong bụng đang phát triển cùng một lúc, cần nhiều máu hơn; kết quả là người mẹ dễ bị thiếu máu.

2.18 Khó thở

Đây cũng là dấu hiệu mang thai đôi điển hình, bởi vì hai em bé cần nhiều oxy hơn so với một em bé; vì thế người mẹ dễ bị khó thở. Ngoài ra, cặp song sinh phát triển nhanh sẽ tạo nhiều áp lực lên bụng hơn so một em bé; vì thế bạn sẽ cảm thấy nặng nề và khó thở hơn.

2.19 Tiêu hóa kém

Táo bón, đầy bụng, khó tiêu và ợ nóng là những triệu chứng mang thai rất phổ biến; bất kì bà bầu nào cũng sẽ gặp phải, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Với bà bầu đa thai thì mức độ nghiêm trọng sẽ cao hơn; đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3.

2.20 Đau lưng

Hai em bé chắc chắn rằng sẽ nặng hơn, gây áp lực lên lưng của bạn hơn; gây đau nhức mỏi; điều này là khó tránh khỏi.

  • 3. Mang thai đôi, những điều cần lưu ý và các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải các mẹ nên biết

3.1 Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi mang thai đôi

Rủi ro tăng cao trong trường hợp mang thai song sinh, nhưng cũng có trường hợp không có rủi ro xảy ra. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái và tự tin hơn trong thời gian mang thai:

  • Tiểu đường thai nghén.
  • Tiền sản giật. Các bà bầu cần có bác sĩ theo dõi trong suốt quá trình mang thai. Giữ nước và chất đạm qua nước tiểu là dấu hiệu của tiền sản giật.
  • Một bé nhỏ hơn bé kia. Đó là vì một thai nhận được nhiều dinh dưỡng, chiếm khoảng không gian nhiều hơn. Điều này là phổ biến ở mang thai song sinh.
  • Các bé nhỏ hơn bình thường do có hai thai phát triển trong cùng một không gian.
  • Sinh non (sinh khi thai chưa đến 38 tuần).

3.2 Những vấn đề quan trọng khác mẹ bầu cần ghi nhớ khi mang thai song sinh

  • Các bé song sinh có xu hướng ra đời sớm hơn dự kiến vì vậy cần phải đầu tư nhiều để tổ chức tốt cho việc ra đời của các bé.
  • Chăm sóc các bé song sinh rất tốn kém. Tìm hiểu về những quyền lợi của bạn được bảo hiểm, truy cập vào hệ thống y tế công cộng để giảm các chi phí không phải chi trả.
  • Cần siêu âm định kỳ và thường xuyên hơn
  • Bạn cần tận dụng các cơ hội nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng, giúp cho việc chăm sóc hai bé song sinh được tốt hơn.
  • Cần có chuyên gia hướng dẫn, tư vấn về vấn đề dinh dưỡng.
  • Các bà bầu cần được nữ hộ sinh chăm sóc thường xuyên.

3.3 Lời khuyên dành cho mẹ

  • Hãy cố nghỉ ngơi càng nhiều tốt càng tốt.
  • Nên đăng kí nghỉ thai sản sớm hơn so với các bà bầu khác.
  • Hãy thư giãn bằng nhiều cách, đừng nghĩ ngợi đến những chuyện khiến bạn áp lực hơn.
  • Tiếp tục chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Trò chuyện với một số bà mẹ sinh đôi khác để chia sẻ tâm sự và tham khảo kinh nghiệm từ họ.

Tổng hợp 20 dấu hiệu mang thai đôi sớm sau quan hệ chuẩn nhất chị em cần chú ý

  • 4. Chia sẻ bí kíp hay để bà bầu mang song thai vẫn khỏe mạnh của một bà mẹ 3 con

Từ kinh nghiệm đã tích lũy được với 2 lần sinh nở (một lần bầu đơn thai, một lần bầu song thai), mình rất muốn chia sẻ với các mẹ về cách ăn uống khoa học, cách khám thai và những lưu ý sau sinh để bầu bí dù song thai nhưng hai bé vẫn phát triển tốt và mẹ thì “khỏe re”.

4.1 Chế độ ăn hợp lý

Quan niệm ăn cho 3 người, điều này không hoàn toàn đúng nhé. Mẹ chỉ cần ăn nhỉnh hơn một chút so với lúc chưa bầu bí thôi. Cụ thể hơn là mẹ cố gắng ăn tăng thêm khoảng 600 kalo mỗi ngày. Ăn theo nhu cầu và nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày nếu có điều kiện. Mẹ để ý và ưu tiên những thức ăn giàu sắt, canxi, axit polic, protein, omega3 và các dưỡng chất thiết yếu khác. Những món mẹ nên ăn là thịt bò, trứng, cá (cá hồi, cá trích, cá mòi là những loại cá giàu omega3 nhất).

Các loại rau xanh lá đậm như mồng tơi, cải bó xôi, súp lơ xanh cung cấp rất nhiều axit polic, mẹ cũng cần nhớ ăn thường xuyên.

Khi bầu song thai, các con cân nặng sẽ nhẹ hơn chuẩn. Mẹ lưu ý ăn uống đủ chất, ngoài ra, nên uống thêm sữa tươi. Ngoài ra các món liên quan đến đồ nếp, trứng vịt lộn, nước mía, khi mẹ ăn, con cũng sẽ hấp thụ tốt hơn. Mẹ cũng nên nhờ tư vấn của bác sĩ, để bổ sung vitamin, omega3, hoặc sắt, canxi giúp con không bị thiếu hụt các chất.

Chị em lưu ý tuyệt đối không để cơ thể mất nước. Khi mang bầu thai đôi, mẹ phải duy trì 1 ngày ít nhất 2 lít nước. Uống cả khi không khát mẹ nhé. Như mình cứ 2 giờ mình uống 1 cốc chừng 250ml. Ngoài ra, khi bầu song thai, sáng mình rất hay uống 1 ít mật ong và nước ấm. Triệu chứng nghén sẽ giảm nhiều các mẹ ạ.

4.2 Khám thai định kỳ đều đặn

Khi mang thai đôi, mẹ nên thăm khám thường xuyên để kịp thời can thiệp những vấn đề mẹ bầu vẫn thường gặp. Nếu thiếu ối, mẹ hãy thường xuyên uống nước dừa. Nước dừa sẽ làm lượng nước ối tăng và trong hơn. Thiếu ối, thai sẽ không phát triển nên mẹ phải lưu ý. Nếu siêu âm trường hợp đa ối, mẹ hãy uống nước râu ngô.

Nên siêu âm ngay khi có những biểu hiện bất thường. Cả quá trình mang thai song sinh, tháng nào mình cũng siêu âm, nếu bé hơi nhẹ cân so với chuẩn, mình sẽ điều chỉnh lượng ăn tăng tinh bột lên một chút.

Ngoài ra, bầu song thai, hầu hết sẽ sinh non. Ít có trường hợp nào đủ ngày đủ tháng bé chào đời lắm. Nên mẹ hãy nhờ tư vấn của bác sĩ, để được tiêm mũi trợ phổi từ tuần thứ 28 thai kỳ. Khi tiêm mũi này, các con nếu chào đời sớm, phổi của con cũng đã trưởng thành hơn, so với các bé sinh non khác.

4.3 Thay đổi khi mang thai đôi

Cơ thể mẹ sẽ nặng nề hơn những mẹ mang thai đơn. Mẹ lưu ý ăn chế độ ăn phù hợp, để không bị tăng cân quá nhiều. Cân nặng tăng từ 17-20 kg khi mang song thai là hợp lý. Nếu tăng quá nhiều, mẹ sẽ phải gặp các trường hợp như tiểu đường thai kỳ, và trường hợp tiền sản giật cũng rất nguy hiểm.

Ngoài ra, khi bầu đa thai, mẹ lưu ý mọi cái đều phải nhẹ nhàng từ đi lại, vận động, hạn chế đi du lịch xa, nên tranh thủ nghỉ ngơi, mọi lúc, mọi nơi.

4.4 Sinh mổ là phổ biến

Khả năng phải sinh mổ chiến đến 80% với các mẹ mang song thai. Ngoài ra, mẹ cũng cần biết rằng, tỷ lệ mang thai ngược ở các cặp song sinh là rất phổ biến. Chính vì vậy, những tuần cuối thai kỳ, mẹ nên khám thai thường xuyên để chọn được phương pháp đẻ an toàn nhất. Thường thì song thai, đa thai, nên chọn phương pháp mổ, để an toàn cho cả mẹ lẫn con.

4.5 Lưu ý sau khi sinh

Thường các ca sinh đôi sẽ rất cần đến sự hỗ trợ của nhiều người thân. Chăm sóc 2, 3 bé một lúc không đơn giản như chăm sóc 1 bé. Chưa kể khi sinh non, con sẽ phải nằm ở phòng chăm sóc đặc biệt. Lúc này mẹ phải đầu tư một máy hút sữa, đảm bảo 3 giờ mẹ hút một lần, để lượng sữa luôn được duy trì và đủ cho bé bú.

Nhớ ngày xưa, mình cũng sinh non, 2 bé nằm lồng kính, theo giờ quy định, mẹ được mang sữa mình đã vắt đến cho con bú. Mẹ phải duy trì nguồn sữa cho con, ngay cả khi con không ti mẹ trực tiếp.

Ngoài ra, mẹ cần ăn nhiều cơm, uống canh ấm, và ăn những thức ăn lợi sữa. Không có sữa mẹ, sức đề kháng của con cũng sẽ kém hơn các bạn khác đấy. Mẹ phải cố gắng, lúc này thì đúng là ăn cho 3 người đấy ạ.

4.6 Chăm sóc bé sau sinh

Vì hầu hết các trường hợp sinh non, con đều nhẹ cân. Nên con cần một chế độ ăn có khoa học. Bác sĩ ở viện Nhi đã tư vấn cho mình về cách cho con ăn cụ thể như sau: Cứ 3 giờ mẹ cho con ăn một lần. Nếu ti mẹ thì cho cả 2 em ti, mỗi em 1 bầu sữa. Con càng ti nhiều, sữa mẹ càng tiết ra, nên mẹ không lo 2 đứa thì sẽ không đủ sữa nhé. Cố gắng tinh thần thoải mái, nhờ người nhà hỗ trợ, và tranh thủ ngủ khi con ngủ. Khi mẹ được nghỉ ngơi, sữa sẽ về nhiều.

Nếu cơ địa mẹ không đủ sữa cho con, mẹ cố gắng, 3 giờ cho con bú bình một lần để cho con quen dạ. Lượng ăn lúc đầu có thể là 20ml và tăng dần. Hồi mới sinh Bin Bon, mỗi lần cho con ăn có 20ml thôi, mà ăn phải 20 phút mới xong đấy.

Nên để 2 con có chung 1 thời gian biểu. Ăn 2 bé cùng ăn, ngủ cùng cữ, kể cả lúc tập cho con ngồi bô, mẹ cũng phải sắm 2 cái bô để con ngồi vào một giờ nhất định. Con sẽ tạo được thói quen tốt. Như thế, khi con lớn, mẹ mới có đủ thời gian để xoay sở mọi việc được. Nhớ ngày xưa, 2 tay 2 bình cho con uống sữa, khi bắt đầu ăn dặm, 2 đứa ngồi 2 ghế, mẹ đút con ăn thun thút.

  • 5. Kinh nghiệm xương máu cho các mẹ mang thai sinh đôi nên thuộc nằm lòng

5.1 Mẹ bầu mang song thai cần bồi bổ nhiều hơn

Mẹ bầu song thai cần dung nạp vào cơ thể năng lượng gấp đôi so với mẹ bầu đơn thai, tức gấp hai lần số năng lượng khuyến cáo hàng ngày là 500 calo. Việc hạn chế ăn uống, cơ thể không được hấp thụ đủ chất cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Trẻ sinh ra nhẹ cân là vấn đề mà các mẹ bầu mang thai sinh đôi thường gặp phải. Nếu mẹ ăn quá ít, dưỡng chất cung cấp cho cơ thể trẻ sẽ bị giới hạn, thai nhi chỉ ưuể tiên phát trin tế bào quan trọng trước mắt và bỏ qua việc phát triển các tế bào cho giai đoạn sau. Điều này sẽ khiến trẻ dễ mắc các chứng bệnh ở tuổi trung niên như cao huyết áp, chứng béo phì,…

Vậy nên, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày của mình, không nên có ý định ăn kiêng.

5.2 Theo dõi thai cẩn thận

Các mẹ bầu mang thai sinh đôi cần được theo dõi sát sao tại các bệnh viện, phòng khám sản uy tín. Vậy nên, các mẹ hãy nhớ đến khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy bất cứ điểm gì không ổn. Do nguy cơ sảy thai và sinh non tại mẹ bầu song thai cao hơn rất nhiều nên các mẹ bầu hãy chú ý nhé!

5.3 Giữ tinh thần luôn thoải mái

Nhiều chị em phụ nữ thường lâm vào trạng thái hoảng loạn khi mang thai sinh đôi do tỉ lệ rủi ro, nguy hiểm mà mẹ và bé gặp phải sẽ cao hơn so với bình thường. Tâm trạng không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của sản phụ. Vậy nên, trong thời gian này, mẹ hãy nhớ giữ cho mình tinh thần thoải mái, không nên quá lo lắng về những khó khăn mà thay vào đó, hãy nghĩ đến một tương lai đầy hạnh phúc phía trước.

5.4 Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc

Khi mang thai sinh đôi, mẹ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn nhiều lơn so với những thai phụ khác do cơ thể mẹ đang phải làm việc gấp đôi bà bầu bình thường để nuôi dưỡng thai nhi. Mẹ sẽ không đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày nữa.

Trong thời gian này, điều mẹ cần làm là dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, duy trì các mối quan hệ lành mạnh. Mẹ hãy tránh vận động mạnh, làm việc quá sức hay tham gia các chuyến du lịch để đảm bảo sức khỏe và tránh những rủi ro.

5.5 Tránh xa vật nuôi, đặc biệt là mèo

Cơ thể mèo thường mang một bệnh nguy hiểm là Toxoplasmosis, có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Việc mẹ ôm ấp, vệ sinh nơi ở của chúng cũng có thể khiến mầm bệnh lây nhiễm vào cơ thể. Vì vậy, mẹ hãy dành việc vuốt ve, yêu thương những chú thú cưng sau khi sinh bé nhé!

5.6 Không để cơ thể mất nước

Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể mẹ khi mang thai. Uống đủ nước trong suốt thai kỳ sẽ làm tăng lượng nước ối quanh bào thai, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, đảm bảo nhu cầu máu tăng cao và tránh mất nước khi mẹ bầu đổ mồ hôi nhiều. Mẹ mất nước có thể gây ra các cơn co thắt, chuyển dạ sinh non.

Để đảm bảo cơ thể không mất nước, bà bầu cần uống nhiều nước: Khoảng 2 lít mỗi ngày trong giai đoạn đầu thai kỳ, 2 – 2,5 lít mỗi ngày trong thời gian cuối. Ngoài ra, mẹ có thể uống thêm nước rau luộc, nước canh, nước ép trái cây không đường, sữa ít béo.

Với 20 dấu hiệu mang thai đôi chuẩn xác nhất như chúng tôi vừa trình bày ở trên, rất mong các mẹ có thể dựa vào những kiến thức mang thai cơ bản và thực tiễn này để áp dụng trong trường hợp phát hiện ra mình “hội đủ” tất cả các biểu hiện đã nêu. Mang thai đôi là một món quà vô giá mà bất cứ cặp vợ chồng nào cũng muốn nhận lấy nhưng bạn phải hết sức quan tâm, chú ý nhiều tới tình hình của mình, đặc biệt là sức khỏe vì mang song thai cần nhiều hơn thể trạng tốt, tinh thần ổn định và vững vàng. Nói chung, mẹ không cần quá áp lực về chuyện này, cứ nghỉ ngơi thật đầy đủ, ăn uống thật điều độ và quan trọng nhất là cần đảm bảo nguồn kinh tế thật chắc chắn vì có hai đứa con sẽ tốn khá nhiều khoản chi phí linh tinh khác đấy. Tham khảo thật kĩ bài viết này để có sự chủ động hơn trong mọi việc, mẹ nhé. Chúc bạn luôn vui. Đừng quên theo dõi và đồng hành cùng gonhub.com nhé!

Mẹ – Bé – Tags: mang thai sinh con

Nguồn tổng hợp

Leave a Comment